Đổi mới sáng tạo – Động lực để phát triển bền vững

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Francis Gurry tới Việt Nam theo lời mời của Bộ Khoa học và Công nghệ từ ngày 21 – 23/3, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với WIPO tổ chức hội thảo “Đổi mới sáng tạo – Động lực để phát triển bền vững” nhằm chia sẻ ý nghĩa, phương pháp thu thập số liệu, tính toán các chỉ số đổi mới sáng tạo cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả đổi mới sáng tạo và cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cho Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: Theo công bố của WIPO năm 2016, Việt Nam được xếp thứ 59 trong tổng số 128 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo. Việt Nam được đánh giá là mạnh ở các chỉ số thuộc nhóm Đầu ra của đổi mới sáng tạo. Nhưng Việt Nam còn yếu ở các chỉ số thuộc nhóm Đầu vào của đổi mới sáng tạo, như môi trường kinh doanh, xếp hạng các trường đại học, việc làm thâm dụng tri thức, tỷ lệ lao động nữ có trình độ, số lượng đăng ký sáng chế quốc tế theo hệ thống PCT, xuất khẩu dịch vụ ICT và nhập khẩu dịch vụ ICT.

Xác định rõ vai trò quan trọng của môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh và hoạt động đổi mới sáng tạo trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, Nghị quyết số 19 – 2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 đã khẳng định Việt Nam cần phải “nỗ lực cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực”. Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các chỉ số về đổi mới sáng tạo. Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với các Bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện các giải pháp cải thiện các chỉ số đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Thời gian qua, hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã đạt được những bước phát triển đáng kể, đóng góp vào sự phát triển khoa học công nghệ nói riêng và kinh tế – xã hội nói chung. Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật tương thích với các chuẩn mực của thế giới, một hệ thống các cơ quan xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như các cơ chế thúc đẩy thương mại hóa tài sản trí tuệ. Sở hữu trí tuệ đã và đang được quan tâm như một công cụ để phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

Tổng Giám đốc WIPO Francis Gurry khẳng định: Sáng tạo là động lực quan trọng đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội. Sáng tạo là hiện tượng mang tính toàn diện từ sáng chế về mặt khoa học mới nhất và những sáng tạo mang tính bình dân hay những hoạt động sáng tạo dàn trải theo chiều ngang trong phát triển của nền kinh tế… Sáng tạo có trong tất cả các góc độ của nền kinh tế, điều này khẳng định đóng góp của đổi mới sáng tạo rất quan trọng. Chỉ số sáng tạo toàn cầu nhằm mục đích đưa ra phương tiện đánh giá năng lực cũng như hiệu quả của đổi mới sáng tạo, thể hiện tầm quan trọng trong thời điểm hiện nay, khi sáng tạo là một trong những mục tiêu tăng trưởng phát triển thiên niên kỷ đến năm 2030.

Tại hội thảo, các chuyên gia của WIPO đã chia sẻ ý nghĩa, giới thiệu các phương pháp thu thập số liệu, tính toán các chỉ số đổi mới sáng tạo cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả đổi mới sáng tạo và cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cho Việt Nam…

antalya bayan escort
Free Porn